Hiện nay, việc ứng dụng các thành tựu nổi bật về khoa học kỹ thuật giúp gia tăng chất lượng công trình và tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu xây dựng đã trở nên rất phổ biến tại Việt Nam. Trong đó, sàn phẳng không dầm là công nghệ được sử dụng phổ biến hơn cả nhờ đem lại nhiều lợi ích nổi bật về kinh tế. Vậy, công nghệ sàn phẳng không dầm là gì? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết về công nghệ thi công sàn hiện đại này trong bài viết sau đây!
Nội Dung Chính
1. Tìm hiểu công nghệ sàn phẳng không dầm là gì?
Sàn phẳng không dầm là công nghệ thi công sàn nhẹ được phát triển và ứng dụng rộng rãi ở châu Âu từ những năm đầu của thế kỷ XX. Hiện nay, công nghệ này ngày càng được cải tiến và được ứng dụng rộng rãi ở rất nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có cả thị trường Việt Nam. Đây là công nghệ thi công sàn hiện đại không chỉ giúp tiết kiệm nhiều chi phí về nguyên vật liệu và đem lại hiệu quả kinh tế rất cao mà còn góp phần giảm rác thải nhựa và bảo vệ môi trường.
Khác với sàn bê tông dầm thép thông thường, sàn phẳng không dầm không sử dụng hệ dầm ngang và dầm dọc được liên kết trực tiếp với các đầu cột tạo nên kết cấu chịu lực. Thay vào đó sàn phẳng sử dụng các hộp nhựa rỗng được lắp cố định bên trong kết cấu thép, từ đó tạo nên các khoảng trống bên trong sàn sau khi hoàn thiện.
Nhờ vậy, bề mặt sàn có thể giảm đáng kể trọng lượng nhưng vẫn đảm bảo tốt khả năng chịu lực nén và lực rung không hề thua kém kết cấu sàn dầm thép truyền thống. Công nghệ sàn phẳng không dầm cho phép tạo nên bề mặt sàn phẳng, với độ vượt nhịp lớn, khẩu độ có thể lên đến 20m.
2. Cấu tạo cơ bản của sàn phẳng không dầm
Để hiểu rõ công nghệ sàn phẳng không dầm là gì, bạn cần nắm rõ được cấu tạo cơ bản của sàn phẳng không dầm. Hiện nay, có rất nhiều công nghệ thi công sàn phẳng không dầm khác nhau, nhưng về cơ bản, kết cấu của sàn phẳng không dầm thường gồm 3 bộ phận chính:
- Thành phần bê tông: đây là thành phần chịu lực chính của sàn phẳng, đảm bảo khả năng chịu nén và độ võng cho kết cấu sàn. Thông thường khi thi công sàn phẳng không dầm, các kỹ sư thường sử dụng bê tông tươi mác từ 300-350 với độ sụt 17 +/- 2.
- Thành phần cốt thép: đây là thành phần chịu lực kéo chính cho kết cấu sàn đảm bảo cho kết cấu sàn không bị nứt vỡ khi bị rung lắc. Thông thường khi thi công sàn phẳng không dầm các kỹ sư thường sử dụng thép cường độ từ CB400-CB500 và bổ sung thêm nhiều lớp thép gia cường D10-D12 nhằm gia tăng khả năng chịu lực.
- Hộp nhựa tạo rỗng: đây là thành phần không tham gia vào quá trình chịu lực mà chỉ có vai trò tạo các khoảng rỗng bên trong bề mặt sàn nhờ đó giúp giảm trọng lượng. Thông thường các kỹ sư có thể sử dụng các hộp nhựa vuông PP có kích thước 50×50 hoặc thay thế bằng bóng tròn hoặc xốp tùy thuộc vào cấu tạo và công nghệ sàn phẳng được sử dụng.
3. Một số công nghệ sàn phẳng không dầm được sử dụng phổ biến tại Việt Nam
3.1 Công nghệ sàn phẳng không dầm bóng nhựa
Đây là công nghệ sàn phẳng được nghiên cứu và phát triển sớm nhất trên thế giới. Loại sàn này sử dụng các quả bóng nhựa rỗng ruột giúp tạo khoảng trống bên trong bề mặt sàn. Có ba loại sàn bóng được sử dụng phổ biến nhất là: sàn BubbleDeck, sàn Cobiax và sàn span. Nhìn chung, sàn bóng còn chứa khá nhiều nhược điểm như thi công khó, bóng dễ bị biến dạng và đẩy nổi trong quá trình thi công do có hình cầu, một số công trình có thể gặp tình trạng nứt bê tông sau khi thi công và hoàn thiện sàn bóng.
3.2 Công nghệ sàn phẳng không dầm bằng xốp
Đây là công nghệ thi công sàn phẳng không dầm do các kỹ sư Việt Nam nghiên cứu phát triển dựa trên công nghệ sàn phẳng của châu Âu. Thay vì sử dụng bóng và hộp nhựa, sàn bóng sử dụng các tấm xốp lớn giúp giảm trọng lượng của sàn. Các các loại sàn xốp phổ biến được sử dụng là: sàn xốp Acif, sàn VRO, sàn TCD. Nhìn chung, vật liệu đầu vào sản xuất là xốp thì lợi thế là giá rẻ, nhưng sàn xốp lại có nhược điểm là chi phí vận chuyển lớn do cồng kềnh khiến giá thành tăng cao, ngoài ra sàn xốp độ bền kém, xốp có dễ bị nứt vỡ khi thi công ảnh hưởng đến chất lượng và độ bền của sàn.
3.3 Công nghệ sàn phẳng không dầm hộp nhựa
Đây là công nghệ thi công sàn phẳng không dầm được nghiên cứu và phát triển bởi các kỹ sư xây dựng hàng đầu tại Ý. Sàn hộp sử dụng các hộp nhựa rỗng ruột được sản xuất từ nhựa tái chế giúp tạo các khoảng rỗng bên trong sàn.
Sàn hộp là công nghệ ra đời sau công nghệ sàn bóng, do vậy loại sàn này đã khắc phục được rất nhiều nhược điểm cố hữu của sàn bóng. So với sàn xốp, hộp nhựa PP có độ cứng tốt hơn, chịu va đập và chống cháy tốt hơn nên có chất lượng vượt trội hơn hẳn. Tuy nhiên, sàn hộp cũng có một số nhược điểm như có thể bị rỗ đáy hoặc bị đẩy nổi nếu sử dụng hộp không chất lượng hoặc quá trình thi công sàn phẳng không đảm bảo đúng kỹ thuật.
So với hai loại sàn kể trên, sàn hộp được sử dụng phổ biến hơn cả nhờ có kết cấu phù hợp hơn, hiện đại hơn, trong khi chi phí thi công không có quá nhiều khác biệt. Quá trình thi công sàn hộp cũng tương đối đơn giản, giúp chủ đầu tư tiết kiệm được nhiều chi phí nhân công và có thể đẩy nhanh tiến độ của công trình. Sử dụng sàn hộp cũng có thể giúp tạo nên bề mặt sàn phẳng có khả năng vượt nhịp lớn từ 8-15m, phù hợp với rất nhiều công trình xây dựng.
4. Công nghệ sàn phẳng không dầm nào tối ưu nhất hiện nay?
Hiện nay, trên thị trường xây dựng Việt Nam có rất nhiều công nghệ sàn phẳng được cung cấp bởi các doanh nghiệp khác nhau. Nhưng hầu hết các công nghệ này đều do Việt Nam tự phát triển nhái theo công nghệ sàn phẳng không dầm tiêu chuẩn của châu Âu. Do vậy, khi sử dụng các công nghệ này, chủ đầu tư có thể phải chịu nhiều rủi ro về độ bền hoặc bị thấm dột nước sau khi thi công ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng của công trình.
Trong các thương hiệu được liệt kê trong bài viết này, chỉ có duy nhất công nghệ sàn phẳng không dầm NEVO của Công ty Cổ phần Xây dựng NEVO Việt Nam là sản phẩm được sản xuất và phát triển dựa trên quá trình hợp tác chính thống giữa NEVO Việt Nam và một số doanh nghiệp đứng đầu về xây dựng sàn phẳng tại châu Âu. Sàn NEVO cũng là sản phẩm duy nhất khắc phục được các nhược điểm cố hữu của sàn bóng, sàn xốp và sàn hộp trong quá trình thi công. Đây cũng là thương hiệu sàn phẳng được nhiều doanh nghiệp và người tiêu dùng tại Việt Nam tin tưởng sử dụng trong hơn 10 năm qua.
Như vậy, qua bài viết này bạn đã biết được công nghệ sàn phẳng không dầm là gì? Hi vọng, qua các thông tin được chúng tôi cung cấp trong bài viết, bạn đọc đã biết rõ hơn về các loại sàn phẳng không dầm được sử dụng phổ biến tại Việt Nam. Nếu bạn có nhu cầu nhận thêm thông tin về công nghệ sàn phẳng không dầm, hãy ấn theo dõi blog hoặc liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ bởi các kỹ sư giàu kinh nghiệm hoàn toàn miễn phí nhé!