Sàn phẳng dự ứng lực là gì? Ưu nhược điểm của sàn dự ứng lực?

SÀN PHẲNG DỰ ỨNG LỰC

Hiện nay, nhiều đơn vị thi công và nhà thầu đã tích cực sử dụng công nghệ thi công hiện đại để tối ưu tải trọng của sàn nhằm tạo nên những mặt sàn phẳng, nhẹ có khả năng vượt nhịp lớn. Trong đó, sàn phẳng dự ứng lực là công nghệ rất được ưa chuộng nhờ sở hữu nhiều ưu điểm và lợi ích kinh tế nổi bật. Để tìm hiểu rõ hơn về công nghệ này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu tổng quan về sàn phẳng dự ứng lực trong bài viết sau đây!

1. Tìm hiểu tổng quan về công nghệ sàn phẳng dự ứng lực 

Sàn phẳng dự ứng lực là một trong những công nghệ thi công sàn mới và hiện đại bậc nhất trên thế giới hiện nay. Ngoài kết cấu sàn bê tông cốt thép cơ bản, sàn dự ứng lực sử dụng thêm hệ thống cáp thép cường độ cao được đặt bên trong các cấu kiện bê tông theo tỷ lệ phù hợp. Khi kéo căng các sợi cáp này sẽ tạo nên sức căng giúp chống lại các tác động của tải trọng tác dụng lên cấu kiện bê tông của sàn. 

Nhờ đó, tải trọng của sàn trở nên cân bằng theo các hướng khác nhau giúp giảm đến 80% tổng trọng lượng của sàn. Công nghệ này giúp tạo nên bề mặt sàn cứng, phẳng có khả năng vượt nhịp xa hơn trong khi vẫn chỉ cần sử dụng lượng cốt thép ít hơn đáng kể so với công nghệ thi công sàn bê tông cốt thép thông thường. 

2. Cấu tạo và phân loại sàn phẳng dự ứng lực 

Sàn phẳng dự ứng lực được tạo nên bởi ba thành phần chính cụ thể như sau: 

 

  • Thành phần cốt thép, bê tông: đây là nguyên liệu cơ bản của bất kỳ công nghệ thi công sàn bê tông nào, chúng đóng vai trò chịu lực và tạo độ cứng và hình thành nên bề mặt sàn phẳng cho công trình xây dựng. 
  • Thành phần cáp cường lực: được tạo từ các sợi thép cường độ cao được quấn thành các bó cáp có khả năng chịu lực cao và dễ dàng kết hợp với kết cấu bê tông trong sàn. 
  • Neo công tác: giúp cố định các bó cáp dự ứng lực hoặc dùng để kéo căng bó cáp nhằm tạo lực cân bằng cho sàn. 

Tùy thuộc vào loại cáp sử dụng, người ta chia sàn phẳng dự ứng lực thành hai loại khác nhau,  trong đó, sàn phẳng dự ứng lực cáp bám dính được sử dụng phổ biến hơn tại Việt Nam, cụ thể: 

 

  • Sàn phẳng dự ứng lực cáp bám dính (bonded tendon): các sợi cáp dự ứng lực được đặt bên trong các ống gen thường được làm bằng tôn hoặc nhựa. Sau khi cáp được kéo cực hạn, vữa sẽ được bơm vào bên trong ống gen để cố định cáp. Có hai loại ống gen, ống hình tròn dùng cho cáp trên 5 sợi và ống hình dẹt dùng cho cáp từ 2-5 sợi. 
  • Sàn phẳng dự ứng lực cáp không bám dính (unbonded): sử dụng loại cáp có sợi riêng lẻ (đường kính 12,7mm hoặc 15,24mm) được bao quanh bởi vỏ nhựa polyethylene kèm lớp dầu bôi trơn. Khi được kéo, sợi cáp dự ứng lực sẽ di chuyển bên trong vỏ nhựa này. 

 

3. Ưu điểm và nhược điểm của sàn phẳng dự ứng lực

Sàn phẳng dự ứng lực là công nghệ thi công sàn hiện đại, đòi hỏi trình độ thiết kế và thi công cao nhưng lại có rất nhiều ưu điểm nổi bật so với hệ sàn bê tông cốt thép truyền thống. Có thể điểm qua một số ưu điểm nổi bật của sàn phẳng dự ứng lực như sau: 

 

Tiết kiệm chi phí: sử dụng sàn phẳng dự ứng lực giúp nhà thầu thi công có thể cắt giảm đến 40% tổng giá thành so với sàn bê tông cốt thép truyền thống do sử dụng ít bê tông và cốt thép hơn. 

Chất lượng khung sàn tốt: sàn phẳng dự ứng lực có độ cứng của khung sàn cao hơn rất nhiều so với sàn bê tông cốt thép do sử dụng hệ thống cáp neo cường độ cao giúp tăng lực căng và độ cứng của sàn trong khi vẫn có thể tiết kiệm được rất nhiều chi phí cốt thép. 

Tiết kiệm thời gian: quá trình tháo lắp cốp pha và thi công sàn phẳng dự ứng lực diễn ra nhanh chóng giúp đơn vị thi công tiết kiệm được nhiều thời gian góp phần thúc đẩy tiến độ hoàn thành dự án sớm hơn, đáp ứng các chỉ tiêu về tốc độ hoàn thiện công trình. 

Phù hợp với nhiều công trình kiến trúc: được xem là công nghệ thi công mới, hiện đại. Sàn phẳng dự ứng lực phù hợp với rất nhiều công trình xây dựng khác nhau, đặc biệt là các tòa nhà lớn, cao tầng, đòi hỏi cao về khả năng chịu lực nhưng vẫn cần đảm bảo tính thẩm mỹ cao nhờ khả năng vượt nhịp lớn. 

Như đã đề cập ở trên, sàn phẳng dự ứng lực đòi hỏi công nghệ và kinh nghiệm thi công chuyên nghiệp, do vậy rất khó ứng dụng rộng rãi với các đội thi công không được đào tạo bài bản. Đây chính là nhược điểm lớn khiến sàn phẳng dự ứng lực khó được ứng dụng trong các công trình xây dựng vừa và nhỏ mà chỉ được sử dụng trong các tòa nhà cao tầng do các đơn vị chuyên nghiệp tư vấn thiết kế. 

XEM THÊM: Sàn phẳng là gì? Ưu Nhược Điểm của thiết kế sàn phẳng hiện nay?

4. Lợi ích và ứng dụng thực tế của sàn phẳng dự ứng lực

Qua những ưu điểm nổi bật kể trên, chúng ta có thể nhận thấy, việc ứng dụng sàn phẳng dự ứng lực sẽ đem lại nhiều lợi ích nổi bật về kinh tế. Đối với các tòa nhà cao tầng như chung cư, khách sạn… sàn phẳng dự ứng lực có thể tăng chiều cao thông thủy của tầng, giúp bề mặt tầng dưới trở nên phẳng và đẹp hơn. 

Ngoài ra, nhờ khả năng tiết kiệm đáng kể nguyên vật liệu so với sàn bê tông thông thường, sàn dự ứng lực giúp nhà thầu tiết kiệm rất nhiều chi phírút ngắn hiệu quả thời gian thi công của công trình. Đặc biệt, nhờ kết cấu sàn đặc biệt, sàn phẳng dự ứng lực thường có độ bền và khả năng chịu tải rất vượt trội đặc biệt phù hợp với các tòa nhà có sức ép lớn. 

 

Hiện nay, sàn phẳng dự ứng lực đang được ứng dụng phổ biến trong các công trình xây dựng công nghiệp tại các thành phố lớn như Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng… Trong đó, các công trình chung cư, văn phòng làm việc cao tầng, các tòa nhà công nghiệp, nhà máy của các tập đoàn lớn như Sun Group, Vincom, Sunshine Group… đang ứng dụng rất hiệu quả công nghệ này. Như vậy, sàn phẳng dự ứng lực là công nghệ thi công sàn phẳng vượt nhịp hiện đại, đặc biệt phù hợp với các công trình cao tầng hoặc các công trình cần chịu tải trọng lớn. 

 

Trên đây là bài viết tổng quan về một số thông tin cơ bản về công nghệ sàn phẳng dự ứng lực giúp tạo bề mặt sàn phẳng vượt nhịp lớn trong các công trình xây dựng. Mong rằng những thông tin được cung cấp trong bài viết sẽ giúp bạn phần nào hiểu rõ hơn về công nghệ sàn phẳng dự ứng lực. Nếu có thêm câu hỏi bạn có thể để lại ý kiến dưới phần bình luận để được các kỹ sư NEVO giải đáp hoàn toàn miễn phí.

Hiện nay, Nevo đang cung cấp giải pháp thiết kế và thi công sàn nhẹ không dầm giúp tạo bề mặt sàn phẳng, vượt nhịp lớn có tính thẩm mỹ cao và chi phí đầu tư rất hợp lý. Nếu quan tâm đến công nghệ này, hãy liên hệ trực tiếp với NEVO Việt Nam để được tư vấn, khảo sát và hỗ trợ nhanh nhất nhé!

XEM THÊM: SÀN KHÔNG DẦM là gì? Tiêu chuẩn thiết kế thi công sàn không dầm?

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x