Công nghệ sàn rỗng không dầm ngày càng được sử dụng phổ biến tại Việt Nam nhờ những ưu điểm vượt trội của nó. Vậy, sàn rỗng là công nghệ gì, có mấy loại kết cấu sàn rỗng nào được sử dụng phổ biến tại Việt Nam hiện nay? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhanh về sàn rỗng và khám phá kết cấu của một số loại sàn rỗng phổ biến trong bài viết sau đây!
Nội Dung Chính
1. Tìm hiểu về công nghệ sàn rỗng
Sàn rỗng là tên gọi chung của một số giải pháp thi công xây dựng sàn bê tông không dầm hiện đại có khả năng vượt nhịp lớn. Giải pháp này dựa trên nguyên lý làm giảm trọng lượng tổng của sàn nhờ vào việc giảm lượng bê tông ở các khu vực chịu ít lực (phần lõi sàn) bằng cách sử dụng các hộp tạo rỗng. Nhờ vậy, sàn có thể chịu lực theo hai phương rất chắc chắn mà không cần sử dụng thêm các thanh dầm ngang, học để chịu lực.
Công nghệ sàn rỗng được phát minh bởi các kỹ sư xây dựng tại châu Âu từ thế kỷ trước. Đến cuối những năm 199x, công nghệ này đã dần hoàn thiện và được áp dụng phổ biến ở rất nhiều nơi trên thế giới trong đó có cả Việt Nam. Nhờ sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội so với sàn bê tông dầm thép không dầm, hiện nay công nghệ sàn rỗng ngày càng được các đơn vị thi công và nhà thầu lựa chọn.
2. Kết cấu sàn rỗng phổ biến tại Việt Nam hiện nay
Phân loại theo vật liệu tạo rỗng Sàn, tại thị trường hiện nay có 3 loại kết cấu được sử dụng phổ biến nhất là: sàn xốp VRO, sàn hộp NEVO, và sàn bóng Bubbledeck, chi tiết kết cấu của ba giải pháp thi công sàn rỗng này cụ thể như sau.
2.1 Kết cấu sàn rỗng Bubbledeck
Sàn rỗng Bubbledeck (tên thường gọi – sàn bóng) là kết cấu sàn rỗng có lịch sử hình thành và phát triển rất lâu đời. Công nghệ này được sử dụng lần đầu vào năm 1993 bởi các kỹ sư xây dựng tại Đan Mạch. Đây là công nghệ có tính ứng dụng cao, được sớm đưa vào sử dụng tại Việt Nam từ đầu những năm 2000.
Về kết cấu, sàn bóng sử dụng các quả bóng nhựa tròn rỗng, có đường kính từ 180mm – 360mm, được lắp vào giữa hai lớp thép sàn giúp tạo độ rỗng và giảm trọng lượng sàn rất hiệu quả. Tuy nhiên, do công nghệ này được ra đời từ khá sớm, nên kết cấu sàn rỗng Bubbledeck còn nhiều nhược điểm cố hữu như: dễ bị đẩy nổi, bóng dễ bị vỡ gây đọng nước, ngấm nước rất khó chịu trong quá trình sử dụng.
Việc vận chuyển các bóng tròn rỗng của kết cấu sàn rỗng Bubbledeck chiếm nhiều chi phí, đồng thời chiếm nhiều không gian cho việc hình thành kho bãi tập kết.
2.2 Kết cấu sàn rỗng VRO
Sàn rỗng VRO (hay còn gọi là sàn xốp VRO) là kết cấu sàn rỗng do các kỹ sư xây dựng tại Việt Nam phát triển dựa trên các nghiên cứu và học hỏi từ các công nghệ xây dựng tiên tiến trên thế giới. Với phương châm, sử dụng các vật liệu nhẹ và rẻ giúp tạo khoảng rỗng bên trong sàn tại các vị trí ít chịu lực nhằm tối ưu chi phí xây dựng, sàn VRO nhận được rất nhiều sự quan tâm của người tiêu dùng tại Việt Nam.
Về kết cấu, sàn VRO sử dụng các phiến xốp (polystyrene) có hình chữ nhật, kích thước hộp từ 38x38cm (chiều cao thùy thuộc thiết kế) được đặt vào giữa hai lớp thép sàn tại nên hệ dầm chữ I kết hợp với hai lớp thép sàn tạo nên kết cấu chịu lực ổn định. Tuy nhiên, do sử dụng vật liệu xốp nên sàn VRO có độ cứng cáp không cao, sàn nhẹ dễ bị đẩy nổi nên khó thi công, lớp xốp mềm dễ vỡ gây đọng nước, ngấm nước, ảnh hưởng xấu đến kết cấu thép và bê tông sau khi hoàn thiện.
Việc vận chuyển các phiến xốp tạo rỗng cũng chiếm nhiều chi phí như các bóng tròn rỗng của kết cấu sàn rỗng Bubbledeck, đồng thời chiếm nhiều không gian cho việc hình thành kho bãi tập kết.
2.3 Kết cấu sàn rỗng NEVO
Sàn rỗng NEVO (hay còn gọi là sàn hộp NEVO) là kết cấu sàn rỗng do Công ty Cổ phần Xây dựng NEVO Việt Nam nghiên cứu và sản xuất dựa trên quá trình chuyển giao công nghệ với các tập đoàn xây dựng hàng đầu tại châu Âu. Đây là giải pháp xây dựng xanh với nhiều cải tiến nổi bật giúp tối ưu kết cấu, nâng cao chất lượng hoàn thiện và khắc phục hoàn hảo các loại kết cấu sàn rỗng vốn đã lỗi thời do tồn tại quá nhiều nhược điểm.
Về mặt kết cấu, sàn rỗng NEVO sử dụng các hộp nhựa NEVO được sản xuất từ nhựa tái chế PP (polypropylene) có độ bền cao, chống va đập và chống cháy rất tốt. Hộp NEVO có kích thước phổ biến là 40 x 40 cm hoặc 50 x 50 cm. Chiều cao hộp NEVO từ 9 – 27cm tùy thuộc vào mục đích sử dụng. Phần giữa hộp có thiết kế ống côn giúp tăng độ cứng cáp và giảm hiện tượng đẩy nổi trong quá trình đổ bê tông. Mặt trên hộp có các gờ nổi đóng vai trò như các con kê và giúp quá trình thi công thép diễn ra thuận lợi hơn. Đáy hộp được thiết kế thêm các chân dài 6-10cm giúp nâng đỡ và khắc phục tình trạng rỗ đáy sau khi hoàn thiện.
Các hộp nhựa tạo rỗng NEVO có thể được xếp chồng lên nhau, tối ưu cho công tác vận chuyển và không gian bố trí kho bãi tập kết tại hiện trường thi công.
XEM THÊM: Tìm hiểu SÀN RỖNG NEVO – Công nghệ sàn nhẹ thân thiện môi trường
3. Nên lựa chọn kết cấu sàn rỗng loại nào?
Qua phần phân tích kể trên chúng ta có thể thấy, sàn bóng Bubbledeck là kết cấu sàn rỗng được ra đời sớm nhất nhưng còn có rất nhiều điểm yếu khó khắc phục ảnh hưởng không tốt đến chất lượng công trình. Trong khi đó, kết cấu sàn rỗng VRO do các kỹ sư Việt Nam phát triển lại có khả năng giữ ổn định quá kém. Sàn xốp sử dụng vật liệu sử dụng không đủ cứng cáp, xốp dễ bị vỡ nát gây ngấm nước đọng nước gây ảnh hưởng không tốt đến độ bền của công trình. Không những thế, quá trình thi công và lắp đặt sàn xốp rất mất thời gian và tốn kém do hộp xốp có kích thước lớn và khó lắp đặt.
Về phần sàn rỗng NEVO, chúng ta có thể thấy đây là công nghệ sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội hơn cả. Nhờ có thiết kế và cấu tạo tối ưu, sàn rỗng NEVO khắc phục được hầu hết các nhược điểm cố hữu của công nghệ sàn rỗng, giúp tạo nên bề mặt sàn phẳng, đẹp, có độ cứng và độ bền vượt trội. Đây cũng là nhãn hiệu duy nhất được chuyển giao công nghệ chính thống từ châu Âu và được bảo hộ độc quyền hợp pháp tại Việt Nam. Do đó, kết cấu sàn rỗng NEVO là lựa chọn tối ưu hơn cả.
Trong thực tế, kết cấu sàn rỗng NEVO là công nghệ được sử dụng phổ biến nhất tại Việt Nam. Tiêu biểu có thể kể đến một số công trình nổi bật như: Center Point Đà Nẵng, Amour Hotel Phú Quốc, Wech Wedding Event Quảng Ninh, trường quốc tế Việt Anh, Bình Dương, nhà xưởng M2 Global Bình Dương, Majestic 3 Hotel Nha Trang, building 87 Hàm Nghi TP Hồ Chí Minh…. Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh thiết kế, thi công và chuyển giao công nghệ xây dựng hiện đại từ châu Âu. Công ty cổ phần Xây dựng NEVO Việt Nam có đầy đủ năng lực giúp chủ đầu tư chọn được phương án thi công hiệu quả, nhanh chóng và tối ưu chi phí.
Tổng kết, trong bài viết này, chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu tổng quan về sàn rỗng và khám phá một số kết cấu sàn rỗng được sử dụng phổ biến tại Việt Nam. Mong rằng sau khi tham khảo bài viết, bạn đã hiểu rõ hơn về kết cấu sàn rỗng và sớm lựa chọn được công nghệ sàn rỗng phù hợp với nhu cầu của mình. Nếu muốn tìm hiểu thêm về công nghệ sàn rỗng vượt nhịp NEVO, bạn có thể để lại ý kiến dưới phần bình luận của bài viết này hoặc liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua hotline/zalo của NEVO để được hỗ trợ miễn phí nhé!
XEM THÊM: TOP 4 công nghệ SÀN RỖNG phổ biến nhất hiện nay?
Hình ảnh: NEVO VIỆT NAM