TOP 4 công nghệ SÀN RỖNG phổ biến nhất hiện nay?

Sàn rỗng (sàn bê tông rỗng) là giải pháp thi công sàn bê tông nhẹ được được sử dụng rất phổ biến tại Việt Nam hiện nay nhờ đem lại nhiều lợi ích vượt trội như vượt nhịp không dầm, thi công nhanh, tiết kiệm chi phí … Vậy sàn rỗng là gì, tại sao sàn rỗng ngày càng được lựa chọn nhiều trong xây dựng? Hãy cùng tham khảo bài viết sau đây để có được cái nhìn chi tiết và cụ thể về phương pháp thi công sàn ưu việt này nhé! 

1. Sàn rỗng bê tông là gì ?

Sàn rỗng là một loại sàn bê tông nhẹ được nghiên cứu và phát triển bởi các kỹ sư xây dựng hàng đầu tại châu Âu. Loại sàn này sử dụng các hộp rỗng có kích thước thương đồng đặt giữa các lớp thép từ đấy tạo khoảng không gian rỗng bên trong sàn sau khi đổ bê tông. Nhờ có kết cấu rỗng, loại sàn này có trọng lượng nhẹ hơn, thi công nhanh hơn, tiết kiệm nguyên liệu hơn nhưng vẫn đảm bảo khả năng chịu lực nén và lực kéo tương đương so với sàn bê tông sử dụng hệ thống dầm ngang và dầm dọc truyền thống. 

2. Những giải pháp công nghệ chế tạo sàn bê tông rỗng

2.1 Công nghệ sàn bóng ( Bubble Deck)

Đây là công nghệ thi công sàn rỗng được áp dụng phổ biến tại châu Âu trong thế kỷ trước. Sàn bóng sử dụng các quả bóng nhựa rỗng ruột được đặt vào giữa các lớp thép gia cường để giảm 10% lượng bê tông cần thiết so với sàn đặc thông thường. Do là công nghệ cũ nên sàn bóng còn tồn tại nhiều nhược điểm như khó định vị, kết cấu giữa thép và bê tông ở một số điểm chưa được tốt, có thể gây nên hiện tượng nứt tường dăm sau khi hoàn thiện.  

 

2.2 Công nghệ sàn Cobiax

Cobiax có thể được xem là giải pháp cải thiện so với sàn bóng thông thường. Thay vì được lắp đặt trực tiếp, sàn Cobiax sẽ được cố định sẵn bởi các lồng thép tại nhà xưởng sau đó mới lắp đặt tại công trình. Giải pháp này giúp khắc phục một số nhược điểm cố hữu của sàn bóng truyền thống giúp định vị và kết cấu chịu lực tốt hơn. Tuy nhiên, giải pháp sàn này vẫn tồn tại nhiều điểm hạn chế như độ võng lớn, chiếm nhiều kho bãi tập kết, chi phí vận chuyển tăng cao do vật tư tạo rỗng cồng kềnh.

2.3 Công nghệ sàn xốp

Sàn xốp là giải pháp thi công sàn sử dụng các khối xốp chống cháy EPS (khối vuông) được định vị cố định bởi kết cấu thép chịu lực 3 tầng thay thế cho hộp nhựa . Phương án này do một số đơn vị tại Việt Nam tự phát triển hàng nhái dựa theo công nghệ sàn lõi rỗng trên thế giới. Tuy nhiên, sản phẩm này có độ bền kém, thi công khó và cho chất lượng sàn không cao, chiếm nhiều kho bãi tập kết vật tư và tốn kém chi phí vận chuyển khiến giá thành tăng cao.

2.4 Công nghệ sàn rỗng hộp nhựa

Công nghệ sàn rỗng hộp nhựa là phương pháp sử dụng các tấm nhựa đặc biệt được thiết kế có rỗng bên trong để tạo thành các thanh dầm chịu lực, sau đó ghép nối và đổ bê tông lên trên để tạo thành sàn. Các tấm nhựa rỗng này thường được sản xuất từ nhựa PP hoặc PE có độ bền cao, chịu lực tốt và khả năng chống thấm nước.

3. Sàn Rỗng NEVO – Giải pháp xanh bền vững, tối ưu cho mọi công trình

Sàn rỗng NEVO là giải pháp sàn tạo rỗng, cứng ở trong mặt dưới sàn không sử dụng dầm cho khả năng vượt nhịp lớn giúp thay thế hoàn toàn các phương pháp sàn nhẹ đã lỗi thời. Đây là phương án thi công sàn hiện đại áp dụng theo công nghệ thi công sàn NEVO đến từ châu Âu không chỉ giúp tối ưu hóa kết cấu, nâng cao rõ rệt chất lượng hoàn thiện bề mặt sàn mà còn giúp chủ đầu tư tiết kiệm rất nhiều chi phí trong quá trình thi công.

Hiện nay, công nghệ sàn hộp NEVO mà Công ty Cổ phần Xây dựng NEVO Việt Nam đang dẫn đầu thị trường là giải pháp sàn bê tông rỗng được sử dụng phổ biến nhất tại Việt Nam. 

3.1 Thiết kế và kết cấu của sàn rỗng NEVO

Về cơ bản, sàn rỗng NEVO được cấu tạo từ 3 lớp vật liệu, cụ thể: 

  • Hộp rỗng: thường được chế tạo từ nhựa tái chế PP (polypropylene) được đặt vào giữa các khoảng hở bên trong lớp thép giúp tạo khoảng rỗng bên trong sàn sau khi đổ bê tông. 
  • Lớp thép gia cường: gồm 3 lớp thép gia cường bên dưới, bên trên và ở giữa, chịu trách nhiệm tạo nên kết cấu chịu lực kéo cho toàn bộ bề mặt sàn. 
  • Bê tông: giúp gắn kết các vật liệu bên trong sàn thành kết cấu sàn phẳng chắc chắn cho công trình. 

3.2 Ưu điểm của sàn rỗng NEVO: 

Sàn rỗng NEVO là một giải pháp xây dựng đang được sử dụng phổ biến trong các công trình hiện nay. Nó mang lại nhiều ưu điểm vượt trội như:

 

  • Tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu: sàn rỗng sử dụng ít vật liệu hơn (khoảng 20%) và có thời gian thi công nhanh hơn (từ 2 đến 3 ngày) so với giải pháp sàn dầm bê tông truyền thống, giúp tiết kiệm nguồn lực trong quá trình xây dựng.
  • Giảm trọng lượng của công trình: Kết cấu hộp rỗng của sàn rỗng giúp công trình nhẹ hơn rất nhiều so với sàn dầm bê tông truyền thống, từ đó tăng độ bền và chống động đất hiệu quả.
  • Tăng tính thẩm mỹ: sàn rỗng giúp công trình có mặt sàn phẳng vượt nhịp lớn giúp tạo không gian rộng rãi phù hợp với nhiều mục đích sử dụng khác nhau.
  • Đẩy nhanh tiến độ thi công: sàn rỗng không tốn nhiều thời gian cho công tác cốt thép, cốp pha dầm như giải pháp sàn dầm bê tông truyền thống, từ đó rút ngắn được tiến độ thi công cho quá trình thi công kết cấu công trình.
  • Linh hoạt về công năng: sàn rỗng với hệ dầm chìm trực giao trong kết cấu sàn, giúp cho sàn chịu lực hai phương, tăng độ cứng, từ đó có thể linh hoạt xây tường trên bất kỳ vị trí nào trên bề mặt sàn mà không cần phải canh đúng vị trí dầm như giải pháp sàn dầm bê tông truyền thống.
  • Tăng chiều cao thông thủy: sàn rỗng với đặc trưng phẳng bề mặt đáy và không dùng hệ dầm chịu lực nên chiều cao thông thủy của mỗi tầng nhà được tăng lên so với giải pháp sàn dầm bê tông truyền thống.
  • Khả năng cách âm, cách nhiệt tốt: sàn rỗng có các hộp tạo rỗng giúp cho khả năng cách âm, cách nhiệt tốt.

 

3.3 Nhược điểm lưu ý khi thi công sàn rỗng NEVO: 

Bên cạnh những ưu điểm nổi bật của sàn rỗng thì nó cũng có một số những điều cần lưu ý trong quá trình thi công sàn rỗng để không bị gặp phải, ảnh hưởng đến chất lượng của sàn.

Đẩy nổi: So với sàn bê tông truyền thống, sàn rỗng có kết cấu phức tạp hơn. Nếu thi công không đảm bảo, sàn có thể bị xô xệch hoặc đẩy nổi tấm sàn. Điều này có thể làm giảm chiều dày và kết cấu thiết kế ban đầu, ảnh hưởng đến thẩm mỹ và chất lượng của sàn sau khi hoàn thiện.

Rỗ đáy: Trong quá trình thi công, nếu độ sụt bê tông không đảm bảo hoặc công tác đầm dùi không thực hiện đúng kỹ thuật, phần đáy sàn có thể bị hiện tượng rỗ đáy. Tình trạng này gây mất thẩm mỹ và ảnh hưởng đến chất lượng và kết cấu chịu lực của sàn trong tương lai.

 

4. Ứng dụng sàn bê tông rỗng cho thi công công trình

Nhờ những ưu điểm nổi bật so với sàn bê tông truyền thống và những lợi ích tuyệt vời đem đến cho các công trình xây dựng, sàn bê tông rỗng đang dần trở thành phương án thi công sàn thay thế cho sàn bê tông truyền thống. Do vậy, các công trình xây dựng sau đây nên ứng dụng công nghệ sàn rỗng trong quá trình thi công công trình

 

  • Công trình xây dựng trường học, bệnh viện, trung tâm hội nghị…
  • Chung cư cao tầng
  • Hầm đỗ xe, sàn trung tâm thương mại
  • Nhà xưởng công nghiệp nhẹ
  • Các tòa nhà cao tầng cần khoảng không thông thủy lớn…

Xem video : Thi Công Sàn Rỗng NEVO cho công trình Trường Mầm Non Fairy Hà Nội 

5. Một số lưu ý khi thi công sàn bê tông tạo rỗng

Để đảm bảo quá trình thi công sàn rỗng được thực hiện đúng kỹ thuật, đơn vị thi công và nhà thầu cần chú ý đến một số điểm sau: 

 

  • Chọn phương án thi công sàn bê tông tạo rỗng NEVO, đây là sản phẩm sàn rỗng công nghệ cao do công ty Cổ phần Xây dựng NEVO Việt Nam nghiên cứu, cải tiến và phát triển dựa trên công nghệ sàn rỗng theo công nghệ châu Âu, khách hàng tuyệt đối không ham rẻ sử dụng các sản phẩm sàn hộp rỗng FAKE kém chất lượng trên thị trường. 
  • Do mỗi công trình có đặc điểm khác nhau, do vậy trước khi thi công cần đo đạc và thiết kế kết cấu chịu lực và giảm võng chi tiết cho từng công trình. 
  • Quá trình thi công cần được thực hiện đúng kỹ thuật theo yêu cầu và hướng dẫn trong bản vẽ. 
  • Quá trình thi công kết cấu thép cần được thực hiện tỉ mỉ cẩn thận nhằm đảm bảo khả năng chịu lực kéo và hạn chế nứt gãy bê tông sau này. 
  • Quá trình lắp đặt hộp rỗng cần được thực hiện đúng kỹ thuật, cố định hộp bằng hệ thanh nhựa giằng chắc chắn giúp hộp không bị xê dịch, chuyển vị trong quá trình đổ bê tông. 

 

Như vậy, qua bài viết này chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu những thông tin quan trọng nhất về sàn rỗng. Hi vọng, qua những kiến thức được chúng tôi cung cấp, bạn đọc đã hiểu rõ hơn về phương pháp thi công sàn rỗng vượt nhịp ưu việt này và sớm tìm được phương án thi công sàn phù hợp với đặc điểm công trình và nhu cầu thực tế của mình. 

XEM THÊM: SÀN KHÔNG DẦM là gì? Tiêu chuẩn thiết kế thi công sàn không dầm?

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x